1. Xe số sàn là gì?
Xe số sàn hay
còn gọi là số tay là loại xe ô tô mà tài xế phải điều khiển hộp số bằng cần gạt
số. Để xe số sàn hoạt động trơn tru và mượt mà, người điều khiển cần biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ
phận: côn, ga và số.
Trong đó, côn
là một chi tiết quan trọng, đặc trưng của các dòng ô tô số sàn; hỗ trợ người
lái chuyển số khi xe vận hành. Chân côn được thiết kế nằm ở phía bên trái của
chân phanh còn chân ga nằm ở trong cùng bên phải của người lái. Vị trí này đều được giữ cố định trên mọi mẫu xe số sàn.
Một bộ phận
cực kỳ quan trọng khác trong xe số sàn chính là hộp số. Bộ phận này có nhiệm vụ
thay đổi tỷ số truyền và thay đổi momen xoắn ở bánh xe. Đồng thời, hộp số còn
giúp điều chỉnh xe vận hành với tốc độ phù hợp với lực cản bên ngoài và tối ưu
hóa các chức của động cơ. Quá trình vận hành của hộp số là một phần quan trọng
trong nguyên lý hoạt động của xe ô tô số sàn.
2. Cách lái xe số sàn trong thành phố hiệu quả
Bằng cách hiểu về các thao tác sử dụng ảnh
hưởng xấu đến động cơ cũng với chỉ dẫn cách lái xe số sàn trong thành phố sẽ
giúp bạn vận hành xe hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu.
2.1. Các vấn đề thường gặp khi lái xe số sàn
Lái xe số sàn
có khó không? Nếu so sánh giữa xe số sàn và xe số tự động, hầu hết người dùng sẽ bình chọn đáp án phía sau. Bởi khi điều khiển,
tài xế thường không chú ý đến các hành động như:
- Dùng sai chân côn:
Đây được xếp
vào lỗi tệ hại nhất và thường gặp ở những người mới lái xe số sàn. Nhiều người
vẫn đạp chân côn khi xe đã lăn bánh vì lo sợ xe chết máy khiến cho bộ côn xe
phải hoạt động nhiều, nhanh hao mòn hơn.
Một lỗi khác
cũng rất dễ mắc phải đó là tài xế chỉ đạp một nửa vòng côn đã vào số. Thao tác này cũng gây ra áp lực, hại côn, nhanh hao mòn vì
lúc này ly hợp chưa được ngắt hoàn toàn.
- Nghỉ chân ở bàn đạp côn:
Nhiều tài xế
có thói quen đặt chân luôn lên bàn đạp côn để nghỉ dù không đạp côn. Trong
lượng của chân tác động lên bàn đạp có thể làm các má ly hợp xát và làm giảm
tuổi thọ so với các chiếc xe khác.
- Nghỉ tay trên cần gạt số:
Nếu có áp lực
tác động một thời gian dài, cần gạt số có thể bị hỏng lò xo bên dưới. Ngoài ra,
việc đặt tay trên cần gạt số còn mang đến các rủi ro khác khi có tình huống bất
ngờ xảy ra.
- Chuyển số lùi khi xe đang chạy về trước:
Việc chuyển
hướng di chuyển lùi hay tiến sẽ làm thay đổi chiều xoay của bánh xe. Nếu bánh
xe còn di chuyển về trước nhưng chuyển sang số lùi có thể gây ra các rủi ro
lớn, bánh răng bị mài mòn ,thậm chí vỡ
nếu tốc độ di chuyển cao.
- Để máy ì:
Ưu điểm của
xe số sàn hơn so với xe số tự động đó là có thể ấn định xe ở một số nào đó. Tuy
nhiên, có nhiều tài xế quen chạy xe ở số cao, hạ thấp vòng tua máy là một cách
lái xe số sàn tiết kiệm xăng. Điều này có thể gây ra tình trạng ì máy, làm giảm
sức mạnh của động cơ sau này.
2.2. Hướng dẫn lái xe số sàn trong thành phố
Theo kinh
nghiệm lái xe số sàn của các tài xế lâu năm, cách
lái xe ô tô số sàn tối ưu nhất như sau:
- Khi bắt đầu di chuyển:
Trước khi
khởi động xe, bạn cần hạ thắng
tay rồi đạp hết chân côn. Sau đó, bạn mở
máy, đạp hết côn bằng chân trái và điều chỉnh cần
gạt số vào số 1. Khi nhả côn, cần nhả từ
từ đồng thời vào ga nhẹ để xe lăn bánh. Tiếp đến, nhấn ga đến
khi đồng hồ đạt 10km/h thì nhả côn và thêm ga điều chỉnh tốc độ phù hợp.
- Thời điểm chuyển số:
Khi xác định
đúng lúc cần lên số hãy nhả ga, đạp
chân côn hết sức. Bạn nên đạp côn để tách côn hoàn toàn, tránh trường hợp hư
hỏng hộp số khi đang chuyển số.
- Khi cần phanh xe:
Bạn muốn
phanh dừng xe mà không bị giật? Kinh nghiệm là phanh khi tốc
độ của vòng tua máy cao hơn so với chế độ chạy không tải, sau đó nhả côn và
chuyển về số N.
- Điều khiển xe vào khúc
cua:
Khi vào cua
không nên đạp thêm ga, chân phải nên để trên phanh phòng các trường hợp khẩn
cấp.
Sau khi qua
khúc cua, bác tài chỉ
nên vào số khi xe di chuyển quá chậm, không đạp côn khi xe di chuyển ở các
đường cua cong. Không nên đạp côn nếu cua ở ngã tư khi di chuyển với tốc độ thấp.
- Di chuyển vào giờ cao
điểm:
Di chuyển
trong thành phố thường gặp những đoạn đường đông đúc, ùn tắc nên cần lựa chọn
chế độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho mình và những phương tiện tham gia giao
thông khác. Khi kẹt xe nếu xe phía trước nhích thì bạn cũng nên nhả côn nhích
theo. Nếu xe trước di chuyển đều thì bạn nên nhả côn đến đâu thì đạp thêm ga
đến đó để di chuyển.
3. So sánh xe số sàn và xe số tự động
Tiêu chí so
sánh |
Xe số sàn |
Xe số tự động |
Hộp số |
Tài xế phải
thực hiện một loạt các thao tác phức tạp như: chân ga, chân phanh, chân côn,
chỉnh lái…để lựa chọn và điều chỉnh một cấp số phù hợp nhất. Chính vì
thế, cảm giác lái xe số sàn luôn luôn “bốc” và chân thực hơn xe số tự động. |
Do được
thiết kế tự động nên tài xế không cần phải điều chỉnh bất cứ thông số gì, chỉ
cần tập trung vào xử lý tình huống mà không cần quan tâm đến việc lựa chọn
cấp số phù hợp với tốc độ. |
Cần gạt số |
Được lắp
đặt ở vị trí đẩy số cố định, gần với ghế lại và tay nghỉ
của tài xế. |
Chủ yếu
được thiết kế trên vô lăng, người lái có thể dễ dàng sử dụng. |
Chân côn |
Chân côn
được trang bị ở bên trái ngoài
cùng nhằm giúp
tài xế thao tác dễ dàng. |
Không
trang bị chân côn trên xe số tự động vì thiết kế chân côn gắn liền tự động
trong hệ thống |
Giá thành |
Thường rẻ hơn |
Thường đắt hơn |
Khi lái xe ô
tô số sàn các bác tài thường dùng chân phải để đạp phanh và ga, còn chân trái
được dùng để đạp côn. Trong khi đó, ở xe
số tự động, chân trái không cần sử dụng đến. Lái xe số sàn luôn cần những kỹ
thuật phức tạp và chỉ có những người yêu, mê xe và tài xế giàu
kinh nghiệm mới có khả năng kiểm soát tốt.
Từ những
thông tin về cách lái xe số sàn trong thành phố và kinh
nghiệm để đời mà các tài xế lâu năm truyền lại, hy vọng bạn thấy hữu ích. Còn bạn, bạn thường sử dụng cách nào để điều
khiển xe không chết máy, tiết kiệm nhiên liệu nhất? Hãy chia sẻ điều tuyệt vời
đó cùng chúng tôi nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét